Ngân hàng “án binh” chờ tín hiệu mới từ room ngoại

517
5/5 - (5 bình chọn)

Ngân hàng “án binh” chờ tín hiệu mới từ room ngoại. Dự báo xu hướng giá cp nhóm Bank khi bài toán tỉ lệ Room ngoại cho NĐT nước ngoài đang trở nên nóng lên.

Room ngoại là gì?

  • Room ngoại hay % cổ phần mà các cá nhân, tổ chức Nước Ngoài (NN) sở hữu tối đa đối với một mã cổ phiếu ở công ty cổ phần đã hoặc chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Con số % sở hữu NN không được vượt quá ngưỡng tối đa theo quy định của pháp luật.
  • Room ngoại của các công ty đại chúng tư nhân, hoặc tỷ lên cổ phần Nhà Nước nắm dưới 36% thì rất dễ được Ủy Ban Chứng Khoán và Bộ Ngành trực tiếp quản lý phê duyệt. Và ngược lại, một số ngành nghề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, tài sản công giá trị lớn hoặc liên quan tới các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như tài chính, ngân hàng, an ninh năng lượng… thì doanh nghiệp rất khó xin nới room ngoại với tỉ lệ cao.
  • Room ngoại của ngành ngân hàng tối đa không quá 30%, nhưng không có nghĩa room ngoại sẽ kín tức được cá nhân và tổ chức Nước Ngoài nắm trọn tỉ lệ Room ngoại tối đa, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cổ phiếu, tiềm năng của doanh nghiệp, thanh khoản.

Thời gian gần đây, không chỉ hoạt động M&A giữa các ngân hàng nội lặng sóng, thị trường cũng không có thêm thương vụ giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng trong nước…

  • Sau làn sóng ngân hàng đồng loạt thực hiện khoá tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài hồi đầu năm, đến nay thị trường vẫn chưa ghi nhận thêm thương vụ bán vốn nào mới…

NGÂN HÀNG ĐANG ĐỒNG LOẠT “ÁN BINH” VẤN ĐỀ ROOM NGOẠI

  • Vào năm 2019, thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng được mở màn bằng thương vụ Vietcombank chào bán 3% vốn cho GIC và cổ đông hiện hữu Mizuho Bank Ltd. Và cuối năm, chốt lại bằng thương vụ 876 triệu USD của BIDV bán 15% cổ phần cho Keb Hana Bank.
  • Sang năm 2020, thị trường cũng ghi nhận thêm một thương vụ thành công. Đó là ngân hàng Aozora, Nhật Bản đầu tư và nắm giữ 15% cổ phẩn của OCB.
  • Theo quy định hiện tại, “room” ngoại tối đa tại các ngân hàng thương mại là 30%. Ngoài ra, giới hạn tỷ lệ sở hữu của cá nhân nước ngoài tại ngân hàng là 5% vốn điều lệ, với tổ chức là 15%, còn với nhà đầu tư chiến lược là 20%. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ ngân hàng.
  • Kể từ đó đến nay, không chỉ hoạt động M&A giữa các ngân hàng nội lặng sóng, thị trường cũng không có thêm thương vụ giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng trong nước. Thậm chí, hàng loạt ngân hàng còn điều chỉnh giảm và khóa room ngoại.

Ngân hàng “án binh” chờ tín hiệu mới từ room ngoại

  • Điển hình nhất, cuối năm 2020, HDBank đã điều chỉnh room từ 30% xuống 21,5% nhằm phục vụ kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài trong thời gian tới.
  • Tương tự, SHB công bố tạm khóa room của các nhà đầu tư nước ngoài ở mức 10% nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2021 thông qua. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông năm 2021 của ngân hàng này đã thông qua tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không quá 20% vốn điều lệ.
  • Hay như, VPBank cũng giới hạn tỷ lệ room ngoại hiện tại chỉ là 15%. Phần room ngoại còn trống, tương ứng 15% vốn điều lệ VPBank, bằng tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng.

Một số ngân hàng cũng khoá tỷ lệ room ngoại thấp hơn so với quy định về giới hạn sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam là 30% gồm: Techcombank (22,4908%); OCB (22%); VietCapital Bank (5%); SeABank (5%)…

Theo VNECONOMY

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments