Mô Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì?

1205
5/5 - (5 bình chọn)

Mô Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy Trong Giao Dịch Chứng Khoán Là Gì? Mẫu hình Double Tops And Bottoms trong phân tích kỹ thuật đồ thị cổ phiếu và cách ứng dụng.

Mô hình 2 đỉnh – Double Top là gì?

Về mặt trực quan, mô hình hai đỉnh tên tiếng Anh là Double Top có hình dạng giống như hai ngọn núi hay đơn giản là giống hình chữ M. Mô hình 2 đỉnh thường nằm ở cuối của một xu hướng tăng. Nó là dấu hiệu cho sự đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm.

  • Trong xu hướng tăng, khi giá đi lên gặp đường kháng cự mà không vượt qua được sẽ hình thành nên một đỉnh. Sau đó, giá có xu hướng đảo chiều nhưng không thể phá vỡ đường hỗ trợ nên sẽ hình thành đáy trung tâm. Sau nhịp giảm, giá quay lại vùng đỉnh lần nữa. Tuy nhiên giá tiếp tục không phá được vùng đỉnh và giảm trở lại. Lúc này mô hình hai đỉnh sẽ được hình thành.

Đặc điểm nhận dạng mô hình 2 đỉnh

Để hình dung rõ hơn về mô hình hai đỉnh, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích nguyên lý cũng như các bộ phận chính cấu tạo nên mẫu hình giá trên.

  • Như tên gọi, mô hình 2 đỉnh được tạo thành từ hai đỉnh liên tiếp gần bằng nhau hoặc cao hơn hoặc thấp hơn nhau một chút. Khi nối 2 đỉnh này sẽ tạo thành một đường nằm ngang hoặc hơi xiên một chút. Đường nằm ngang này cũng chính là đường kháng cự.
  • Ở giữa 2 đỉnh là một đáy tạm thời, đây là mức điều chỉnh tự nhiên trong một xu hướng tăng giá. Đi qua đáy là một đường nằm ngang gọi là đường cổ (neckline) và có vai trò như một đường hỗ trợ.
  • Sau khi hình thành 2 đỉnh, nếu giá đi xuyên qua đường cổ thì nó thường sẽ quay trở lại để kiểm định (Test) đường cổ. Khi test thành công thì xu hướng xuống mới hình thành. Bạn có thể tin tưởng rằng thị trường sẽ đi xuống sâu hơn nữa và có thể đặt sell vào lúc này.
  • Mẫu hình giá đảo chiều 2 đỉnh sẽ chỉ ra sự thay đổi xu hướng từ tăng thành giảm trong ít nhất là trung hạn hoặc dài hạn. Trong quá trình tăng giá, sẽ có nhiều tín hiệu hình thành mẫu hình đảo chiều 2 đỉnh, nhưng phải đến khi ngưỡng hỗ trợ chính bị phá vỡ, sự đảo chiều mới có thể được xác nhận.

Cách giao dịch với mô hình hai đỉnh

Như đã đề cập ở trên, đây là một mô hình đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Vậy khi mô hình hai đỉnh hình thành thì chắc chắn là chúng ta phải bán rồi. Nhưng câu hỏi đặt ra là chiến lược bán như thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất?

Bán ngay khi giá phá vỡ đường neckline.

  • Khi giá giảm xuống xuyên qua đường neckline thì mô hình hai đỉnh cơ bản được xác lập. Lúc này, bạn có thể vào lệnh bán tại điểm nằm dưới đường neckline như hình vẽ – điểm số 1.
  • Vào lệnh theo phương án này các nhà giao dịch chứng khoán sẽ không bỏ lỡ cơ hội khi mô hình giá hình thành nhưng lợi nhuận thu được không cao. Bởi giá có thể sẽ quay lại test đường viền cổ 1 lần nữa.

Bán khi giá phá vỡ đường cổ và quay trở lại retest đường này.

  • Thông thường trước 1 xu hướng thì giá sẽ quay lại test điểm hỗ trợ 1 lần nữa. Nên để hạn chế thua lỗ, thu được nhiều lợi nhuận thì anh em nên đợi giá retest (kiểm định lại) rồi mới vào lệnh. Lúc này, ta đặt lệnh Bán ngay tại điểm giá retest đường viền cổ – là điểm số 2 như hình.
  • Ưu điểm của cách này là lợi nhuận thu được sẽ cao hơn phương án 1 nhưng bạn có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không retest neckline.

Cách giao dịch với mô hình hai đỉnh

Bán ngay khi giá phá vỡ đường trendline trong xu hướng tăng

  • Khi giá phá vỡ đường trendline, khả năng cao giá sẽ tiếp tục giảm xuyên qua đường cổ, tức là mô hình 2 đỉnh sẽ được hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, vào lệnh sell (Bán) khi giá đã đi xuống qua đường xu hướng trendline một chút.
  • Nhưng xác suất thành công sẽ không cao bằng khi mô hình nến 2 đỉnh đã chính thức được hình thành. Tuy nhiên, lợi thế của chiến lược này là điểm sell rất sớm nên lợi nhuận thu được lớn hơn rất nhiều so với phương án 1 và 2.

Trong cả 3 phương án trên đều có chung một cách cắt lỗ và chốt lờ đó là:

  • Chốt lời tại điểm phía dưới neckline và cách neckline một đoạn bằng với khoảng cách từ đáy trung tâm đến đỉnh cao nhất của mô hình. Đây là mức giá chốt lời lý tưởng của double top.
  • Cắt lỗ tại điểm nằm trên mức giá cao nhất của 2 đỉnh một chút (thông thường là chênh nhau một vài pips)

Một số lưu ý với mô hình 2 đỉnh khi giao dịch cổ phiếu

  • Dù mô hình nến 2 đỉnh được hình thành khá đơn giản và thường dễ nhận biết, nhưng nhà đầu tư nên thực hiện các bước thận trọng và chú ý một số vấn đề sau để tránh bị thua lỗ.
  • Phải có một xu hướng tăng dài hạn trước đó. Nếu mô hình này xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn tức là trend tăng quá ngắn thì hiệu quả mô hình kém chính xác.
  • Các đỉnh nên cách nhau khoảng một tháng, nếu quá gần nhau, chúng chỉ có thể là mức kháng cự thông thường chứ không phải là dấu hiệu của việc hình thành mô hình hai đỉnh.
  • Khối lượng giao dịch trong quá trình giá hồi phục từ đáy giữa tới đỉnh thứ 2 thấp hơn khối lượng giao dịch của xu hướng tăng trước đó. Nếu trong giai đoạn này khối lượng giao dịch tương đương hoặc lớn hơn trước đó thì khả năng cao nó không hình thành mô hình 2 đỉnh.
  • Đỉnh số 2 nên bằng hoặc sai lệch một chút thì mô hình 2 đỉnh này sẽ chính xác hơn. Nếu lệch hơn nhiều thì xu hướng thường không mạnh.
  • Đỉnh 2 được tạo ra nhưng vẫn chưa chắc chắn mô hình 2 đỉnh sẽ được xác lập. Chỉ đến khi giá tiếp tục phá vỡ ngưỡng hỗ trợ vùng đáy (điểm breakout) thì mới xác nhận rằng mô hình 2 đỉnh đã hoàn thiện và là dấu hiệu cho sự giảm giá sắp tới. Khi đó tại điểm này khối lượng giao dịch sẽ tăng mạnh. Lúc này đường hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự và giá có khả năng sẽ quay trở lại để retest ngưỡng kháng cự này một lần nữa trước khi quay đầu giảm xuống.
  • Các nhà giao dịch nên đặt stop loss cho tất cả các giao dịch của mình. Dù có chắc chắn với dự đoán của mình đến đâu đi nữa thì các bạn vẫn không thể “đánh bại” được thị trường. Thực tế, đa số các nhà phân tích chuyên nghiệp đều cho rằng xác suất để chiến thắng thị trường là con số vô cùng bé nên việc phân tích sai và giá thị trường đi ngược lại so với kỳ vọng của bạn là điều thường xuyên xảy ra.

Mô hình 2 đáy – Double Bottom là gì?

Mô hình 2 đáy hay còn gọi là mẫu hình Double Bottom (đáy đôi) – mô hình chữ W, được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật đồ thị giá cổ phiếu. Đây là mô hình giá đảo chiều, thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và chuẩn bị biến 1 xu hướng giảm thành xu hướng tăng. Điều này có nghĩa là khi bạn thấy mô hình hai đáy xuất hiện thì dự báo xu hướng tăng chuẩn bị diễn ra.

  • Mô hình hai đáy có hình dáng giống với ký tự W. Giá giảm xuống đáy thứ nhất và sau đó phục hồi cao hơn một chút trước khi quay trở lại tạo thành đáy thứ 2. Tiếp theo giá sẽ không thể đẩy xuống nữa, bên bán sẽ bỏ cuộc và giá tăng mạnh từ khu vực này.

Đặc điểm mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy - Double Bottom

  • Mô hình hai đáy được tạo thành từ 2 đáy liên tiếp với giá trị gần như tương đồng nhau. Và mô hình này được hình thành từ giao dịch dài hạn, thay vì giao dịch ngắn hạn.
  • Mức thấp đầu tiên được hình thành khi xu hướng giảm giá tìm thấy hỗ trợ. Sau đó, giá thoái lui cho đến khi nó tìm thấy mức kháng cự mà chúng ta gọi là đường viền cổ.
  • Trong giai đoạn thứ hai, giá đi xuống về phía hỗ trợ được tạo sớm bởi đỉnh đầu tiên. Nhưng nó không thể phá vỡ nó, và thay vì phục hồi trở lại đường viền cổ và tiếp tục tăng mạnh.

Mô hình 2 đáy bao gồm 3 phần:

  • Đáy thứ nhất (mức giá đầu tiên từ chối): Thị trường bật lên cao hơn và hình thành mức dao động thấp. Ở đây, nó có thể là một sự thoái lui trong một xu hướng giảm.
  • Đáy thứ hai (mức giá từ chối thứ hai): Thị trường từ chối mức dao động thấp trước đó. Hiện tại, đang có áp lực mua, nhưng còn quá sớm để nói liệu thị trường có thể tiếp tục cao hơn hay không.
  • Phá vỡ đường viền cổ (một vùng kháng cự): Giá đã phá vỡ trên ngưỡng kháng cự và nó báo hiệu rằng người mua đang nắm quyền kiểm soát. Thị trường có khả năng tăng cao hơn.

Cách giao dịch với mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Khi bên bán không có khả năng nắm giữ thị trường, đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư có thể vào lệnh mua. Tuy nhiên, muốn biết mua ở điểm nào thì bạn cần theo dõi hướng dẫn cách giao dịch với mô hình 2 đáy dưới đây.

Cách giao dịch với mô hình 2 đáy

Bước 1: Xác định giai đoạn thị trường

  • Nhà đầu tư cần thực hiện điều này bởi mô hình hai đáy chỉ thực sự có ý nghĩa khi xuất hiện một xu hướng giảm giá. Nếu mô hình đang trong xu hướng tăng hoặc đi ngang thì sẽ không phát huy được hết hiệu quả.

Bước 2: Hai đáy phải ngang bằng nhau hoặc chênh lệch nhỏ

  • Điều kiện tiên quyết thứ 2 chính là 2 đáy phải luôn bằng nhau. Tuy nhiên, không phải giá lúc nào cũng có thể đều nhau. Vì thế bạn có thể cho phép 2 đáy chênh lệch nhỏ nhưng không được quá 10 pip.

Bước 3: Mua khi giá vượt trên đường viền cổ

  • Sau khi xác định rằng giai đoạn thị trường và giá đang trong xu thế đảo chiều tốt, nhà đầu tư cần đợi xác nhận giá có thật sự đảo chiều hay không bằng cách phá vỡ viền cổ.

Bước 4: Đặt lệnh, cắt lỗ, chốt lời

  • Khi giao dịch bạn phải nhớ quy tắc đặt cắt lỗ stop loss và chốt lời. Theo đó bạn nên đặt chốt lời take profit dưới 2 đáy hay vùng hỗ trợ, đặt lệnh buy phía bên trên đường viền cổ 1 chút. Chốt lời an toàn nhất là khi đặt tại điểm có khoảng cách bằng khoảng cách từ đường viền cổ đến đáy.
Mô hình 2 đáy của cổ phiếu VCB
Mô hình 2 đáy của cổ phiếu VCB

Một số lưu ý với mô hình 2 đáy khi giao dịch

Để đầu tư thành công và thu về lợi nhuận thì cần hiểu và nắm rõ nguyên tắc hoạt động của các mô hình này. Một số lưu ý của mô hình 2 đáy mà nhà đầu tư cần nắm rõ:

Để giao dịch thành công khi giao dịch mô hình 2 đáy thì bạn cần phải đợi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần là:

  • Một xu hướng giảm giá
  • Hai đáy bằng nhau nằm ở hỗ trợ
  • Đột phá đường viền cổ.
  • Luôn phải nhớ đặt cắt lỗ, chốt lời để giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi sai xu hướng.
    Thời điểm đặt lệnh tốt nhất là khi giá vượt đường viền cổ và quay lại restest mức kháng cự một lần nữa.
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments