NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 17/01 – 21/01/2022. Cùng CKCN nhận định thị trường chứng khoán trong nước và thế giới để bước vào tuần đáo hạn phái sinh & mùa báo cáo KQKD quý 4/2021 với những vị thế mua bán hợp lý, mang về lợi nhuận cao và dự phòng rủi ro tốt trước những biến động.
ĐIỂM NHẤN NỔI BẬT NGÀY 14/1/2021
Tin Trong Nước:
Chỉ số VNindex đóng cửa tại 1496.02 điểm, giảm 0.03 điểm.
- Toàn sàn có 174 mã tăng, 285 mã giảm và 54 mã đứng giá.
- HNX-Index tăng 6.03 điểm (+1.31%) lên 86 điểm. Toàn sàn có 123 mã tăng, 126 mã giảm và 42 mã đứng giá.
- UPCoM-Index giảm 0.45 điểm (-0.40%) còn 22 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm dần:
- Thanh khoản ghi nhận ở mức thấp ở 22,867.44 tỷ đồng.
- Khớp lệnh riêng sàn HoSE hơn 785 triệu cổ phiếu, giá trị 22,867 tỷ đồng
- Khối ngoại quay trở lại MUA RÒNG hơn 768.21 tỷ đồng ở sàn HoSE, và MUA RÒNG19 tỷ đồng ở HNX.
- Khối tự doanh MUA RÒNG ở sàn HoSE hơn 92.31 tỷ đồng.
- Với việc đánh mất ngưỡng 1.500 điểm, rõ ràng là xu hướng của VN-Index đã bị suy yếu nhưng với việc vẫn kết thúc tuần trên vùng hỗ trợ 1.480-1.495 điểm thì vẫn có thể kỳ vọng vào sự hồi phục của thị trường trong tuần giao dịch tiếp theo 17/1-21/1.
- Điểm tích cực là dòng vốn ngoại đã quay lại nhiều thị trường khu vực trong tuần vừa qua cũng như lũy kế 2 tuần đầu tháng 1. Về dòng vốn các quỹ hoán đổi danh mục (ETFs), tuần qua ghi nhận dòng tiền vào ròng khoảng 1.2 triệu USD, chủ yếu đến từ Quỹ Fubon (1.3 triệu USD), Quỹ Xtrackers (2.3 triệu USD) và Quỹ SSIAM Finlead (2 triệu USD). Ngược lại, Quỹ VFM VN30 và VFM VNDimond rút ròng khoảng 3.4 triệu USD và 1.1 triệu USD.
- Nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng lớn, khoảng gần 89% trong tổng giá trị giao dịch của thị trường, trong khi giao dịch của tổ chức trong nước và khối ngoại chỉ chiếm tỷ trọng lần lượt là 6% và 5%.
Tin Thế Giới:
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần trái chiều, nhưng đều khép lại tuần qua với mức giảm mạnh, khi triển vọng lãi suất tăng và số liệu yếu hơn đã gây lo ngại về đà phục hồi của nền kinh tế sau những tác động của đại dịch.
- Chỉ số Dow Jones chốt phiên 14/1 giảm 0.6% xuống 35,911.81 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,1% lên 4.662,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.6% lên 14,893.75 điểm. Trong cả tuần, chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 cùng giảm 0.3%, trong khi chỉ số Dow Jones giảm 0.9%.
- Theo Dow Jones Market Data, chỉ số Nasdaq Composite giảm ba tuần liên tiếp, trong khi chỉ số S&P 500 và Dow Jones giảm hai tuần liên tiếp.
- Lòng tin của nhà đầu tư trên phố Wall giảm sút trước khả năng lạm phát tăng và do những lo ngại về triển vọng kinh tế.
- Các quan chức Fed đã nói đến kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua việc tăng lãi suất trong năm nay nhằm hạ nhiệt lạm phát. Những lo ngại về triển vọng kinh tế ngắn hạn cũng đang gây ra biến động trên thị trường.
- Chủ tịch chi nhánh Fed tại New York, John Williams, nhận định sự lây lan của biến thể Omicron sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài tháng tới khi người dân hạn chế tham gia các hoạt động đông người. Ông dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong năm nay xuống mức 3.5%, so với mức tăng ước tính 5.5% của năm ngoái.
- Bộ Thương mại Mỹ ngày 14/1 công bố báo cáo cho thấy doanh số bán lẻ giảm 1.9% trong tháng 12/2021, vượt mức dự báo giảm 0.1% của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của The Wall Street Journal.
- Nhà phân tích Giorgio Caputo tại công ty quản lý tài sản J O Hambro Capital Management, có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) cho rằng, lạm phát giá tiêu dùng có thể đang gây sức ép lên hoạt động bán lẻ cùng với sự lây lan nhanh của biến thể Omicron.
- Ông Williams dự báo lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 2.5% trong năm nay, khi tốc độ tăng chậm lại và những gián đoạn của chuỗi cung ứng từng bước được giải quyết.
- Trong khi đó, quan chức của Fed Christopher Waller nói rằng có thể có năm lần tăng lãi suất trong năm nay, khi Fed nỗ lực kiềm chế lạm phát.
- Tại châu Á, Các thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên 14/1, khi một loạt quan chức của Fed nhấn mạnh đến việc chống lạm phát, gây lo ngại Fed sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, có thể với bốn lần tăng trong năm nay.
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1.3% xuống 28,124.28 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0.2% xuống 24,383.32 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 1% xuống 3,521.26 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,36% xuống 2,921.92 điểm.
- Giá dầu thô đã xác lập đỉnh mới vào phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giao dịch ở mức 86.29 USD/thùng. Giá dầu tăng bởi lo ngại về sự gia tăng gián đoạn nguồn cung dầu hạn hẹp. Khả năng Trung Quốc sẽ giải phóng kho dự trữ dầu vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới theo lời kêu gọi của Mỹ nhằm “hạ nhiệt” giá dầu.
- Giá vàng bật tăng 1% trong tuần qua sau khi đồng USD lao dốc vì phiên điều trần của chủ tịch Fed trước Quốc hội không mang lại thông tin mới về kế hoạch thắc chặt chính sách tiền tệ.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Tầm nhìn ngắn hạn:
- Kết thúc phiên giao dịch thứ 6 ngày 14/1 mặc dù có lúc giảm hơn 19 điểm, tuy nhiên lực cầu bắt đáy tăng mạnh đã giúp chỉ số VN-Index thu hẹp đáng kể đà giảm, đóng cửa gần như đi ngang, mức cao hơn trung bình ngày. Các cổ phiếu nhóm VN30 tác động đến thị trường không quá nhiều.
- Nhóm bất động sản và bất động sản khu công nghiệp đã có sự phục hồi trở lại. Tuy nhiên, những mã đầu cơ tăng nóng thì ngoại lệ vẫn tiếp tục giảm hết biên độ như CEO, NBB, CII, LDG…
- Nhóm ngân hàng bắt đầu có sự test cung trở lại nhưng vẫn là nhóm hút tiền khá tốt. BID, CTG, STB, VCB là cổ phiếu khỏe nhất nhóm, vẫn giữ được sắc xanh.
- Nhóm dầu khí vẫn giữ được trend trong nhịp thị trường điều chỉnh.
- Nhóm thép đã tạo được đáy cân bằng,tuy nhiên thì dòng tiền vào khá yếu. Hạn chế tham gia vì mất thời gia khá lâu để xử lý cung nhà đầu tư còn kẹt hàng phía trên.
VNindex đóng cửa với một cây nến xanh dài, kèm thanh khoản có phần suy yếu là tín hiệu không được tích cực lắm. Mặc dù, áp lực bán của thị trường đã vơi đi nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng trong việc giải ngân mua mới. Khả năng Vnindex giằng co, rung lắc để kiểm tra lượng cung cầu đồng thời cần thời gian tích lũy để bùng nổ mạnh mẽ hơn. Anh chị vẫn tiếp tục ưu tiên quản trị rủi ro khi thị trường càng có biến động mạnh, những mã cổ phiếu vi phạm cutloss ưu tiên quản trị rủi ro và cơ cấu danh mục chặt chẽ hơn để có thể dễ kiểm soát.
- Hỗ trợ: 1480 – 1485
- Kháng cự: 1530-1540
- MACD Histogram tiếp tục cắt xuống (Tiêu cực)
- Chỉ báo động lượng RSI giảm xuống mốc 52.36 (Tiêu cực)
- MFI (money flow index) duy trì mốc 55.6 (Tiêu cực)
Tầm nhìn trung hạn:
- Chỉ số VNindex duy trì đà tăng trưởng đến 1550-1600 trong nửa đầu 2022.
NHẬN ĐỊNH TUẦN GIAO DỊCH NGÀY 17/01-21/01/2022
- Nhóm cổ phiếu đầu cơ vẫn chịu áp lực giảm giá khi các nhà đầu tư hạn chế giao dịch các cổ phiếu có rủi ro cao mà dịch chuyển dòng tiền sang nhóm cổ phiếu cơ bản tốt. Nhìn chung, các cổ phiếu nhóm VN30 và các cổ phiếu nhóm ngân hang đã có một giai đoạn tạo nền giá tích lũy tốt, đồng thời với KQKD quý 4 có dự báo khả quan thì khả năng cao nên các cổ phiếu này sẽ tiếp tục giữ chỉ số chung cho thị trường. Anh chị giao dịch ngắn hạn có thể mở mua tỷ trọng vừa phải vào cổ phiếu nhóm VN30 và ngân hàng sau một thời gian tích lũy. Anh chị đầu tư trung-dài hạn có thể quan sát và nhặt dần các cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng, đầu tư công, BĐS khi có mức giá chiết khấu hấp dẫn. Anh chị nên giữ danh mục đầu tư ở tỷ trọng vừa phải, hạn chế sử dụng margin giai đoạn hiện tại, ưu tiên giữ nhiều tiền mặt hơn.
- Trong khi kịch bản tiêu cực hơn, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1480-1485 điểm. Vùng hỗ trợ tiếp theo là vùng 1450-1460 điểm. Anh chị chú ý 2 vùng hỗ trợ này để có chiến lược đầu tư phù hợp.
Tổng quan thì VN-Index vẫn đang điều chỉnh ở trạng thái tích cực và dự báo là xu hướng phục hồi của VN-index trong tuần tới vẫn tiếp tục được duy trì. Việc của chúng ta là truy tìm các cổ phiếu khỏe, nhóm ngành hút dòng tiền mà đầu tư vào. Các cổ phiếu có điểm mua đẹp và có xác suất tăng giá cao sẽ liên tục gợi ý lên group cho anh chị em tham khảo.
Chúc tất cả anh chị em tuần mới giao dịch hiệu quả, thành công và nhiều may mắn.
TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý
- Thủ tướng yêu cầu rà soát quy hoạch hệ thống cảng hàng không, tránh lãng phí nguồn lực
- Tín dụng cả năm 2021 tăng 13.53%, không có ngân hàng nào cho vay đấu giá đất Thủ Thiêm
- Còn nhiều rủi ro nhưng giới phân tích không tin thị trường sẽ giảm nghiêm trọng
- Việt Nam có hơn 22 nghìn doanh nghiệp FDI tăng gần 60% so với cuối năm 2016
- Đề nghị điều tra hành vi chuyển nhượng bất động sản có dấu hiệu trốn thuế
Mọi chi tiết liên hệ:
Trương Chí Nhân – 093 888 2479