NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 07/03 – 11/03

587
5/5 - (5 bình chọn)

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 07/03 – 11/03. Cùng CKCN nhận định thị trường chứng khoán trong nước và thế giới để cùng bước vào tuần giao dịch mới với những vị thế mua bán hợp lý, mang về lợi nhuận cao và dự phòng rủi ro tốt trước những biến động.

I.ĐIỂM NHẤN NỔI BẬT NGÀY 04/03:

TIN TRONG NƯỚC

  • Thanh khoản khớp lệnh xấp xỉ so với tuần trước đó và đã là tuần thứ 6 liên tiếp thấp
    hơn mức trung bình, cho thấy nhà đầu tư vẫn đang có sự thận trọng nhất định.
    Giao dịch của khối ngoại diễn ra vẫn theo chiều hướng xấu khi bán ròng 13,3 triệu cổ
    phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 713 tỷ đồng.
  • Theo thống kê từ SHS, cổ phiếu nguyên vật liệu dẫn đầu đà tăng với 8% giá trị vốn
    hóa, với các đại diện tiêu biểu từ nhóm thép như: HPG tăng 8,5%, TLH tăng 11,2%, HSG tăng 13,8%, NKG tăng 18%…; ngành hóa chất như: DGC tăng 9,8%, DPM tăng 11,9%, DCM tăng 16,5%…
  • Các cổ phiếu dầu khí tuy vẫn giữ được xu hướng tăng nhưng mức tăng đã bị thu hẹp
    đáng kể về cuối tuần, khi mà giá dầu cũng đang có sự thoái trào nhất định, có thể kể đến:
  • GAS tăng 0,7%, BSR tăng 1,1%, PVD tăng 2,6%, PVB tăng 5,2%, PVS tăng 6,8%, PVT
    tăng 12,8%…
  • Gây thất vọng nhất có lẽ là nhóm cổ phiếu ngân hàng khi giảm 1,8% giá trị vốn hóa,
    phần lớn các mã trong nhóm này đều đi xuống như: ACB giảm 0,1%, VCB giảm 0,2%,
    VPB giảm 0,3%, TCB giảm 1,5%, SHB giảm 2,1%, BID giảm 2,8%, CTG 3,2%, MBB
    giảm 3,5%.

TIN THẾ GIỚI

  • Căng thẳng Nga-Ukraine đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu “lao đao,” đồng
    thời làm dấy lên lo ngại rằng sự phục hồi trên toàn cầu sau dịch COVID-19 sẽ bị “trật
    bánh.”
  • Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 4/3, với cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều
    kết thúc tuần vừa qua trong sắc đỏ, khi giới đầu tư đang tập trung vào căng thẳng NgaUkraine.
  • Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hay 0,5%, xuống 33.614,80
    điểm, chỉ số S&P 500 giảm 34,62 điểm xuống 4.328,87 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq để mất 1,7% xuống 13.313,44 điểm.
  • Tính chung cả tuần qua, chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm 1,3%, còn chỉ số Nasdaq
    giảm 2,8%. Chỉ số Dow Jones đã giảm bốn tuần liên tiếp, trong khi chỉ số S&P 500 và
    Nasdaq đều giảm ba trong bốn tuần qua
  • Tại châu Á, các thị trường chứng khoán đi xuống trong phiên ngày 4/3 do thông tin
    nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đặt tại Ukraine đã bị bốc cháy khi căng thẳng
    Nga-Ukraine leo thang, thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, đồng thời làm dấy lên lo ngại về chiến sự tại Ukraine.

II. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 07/03 – 11/03

Tầm nhìn ngắn hạn:

  • Phiên giao dịch thứ Sáu (04/03), chỉ số VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc tham
    chiếu, và đóng cửa tăng chưa đến 1 điểm, mức trung bình trong ngày. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,33 điểm (+0,02%), đóng cửa ở mức 1.505,33 điểm. Thanh khoản HSX ở mức gần 929 triệu cổ phiếu (-0%), giá trị gần 29.600 tỷ đồng (-2%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (256 mã tăng/ 182 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng hơn 469 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu vào VPB và MSN.
  • Nhóm dầu khí, thép, than gặp phải áp lực chốt lời ngắn hạn vào phiên cuối tuần. Tuy
    nhiên, tình hình căng thẳng kéo dài tại khu vực Đông Âu dẫn đến lo ngại nguồn cung đối
    với thị trường hàng hóa thế giới thì các nhóm ngành trên tiếp tục được hưởng lợi trực tiếp.
  • Nhóm ngân hàng, chứng khoán, BĐS có một phiên giao dịch khá tích cực đa số các mã
    đều giữ được sắc xanh
    Về kĩ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ dạng ‘Spinning top’ tại
    vùng kháng cự 1.510 – 1.515 điểm, kèm thanh khoản ở mức cao, là tín hiệu không tốt lắm.
  • Điều này cho thấy bên mua và bên bán khá giằng co, và đà tăng đang tạm thời chững lại.
  • Tuy nhiên thì dòng tiền vẫn lan tỏa tích cực nên khả năng cao thị trường sẽ có nhưng nhịp giằng co rung lắc để tạo nền chắc chắn hơn.
    – Hỗ trợ:
    1500 và 1480
    – Kháng cự:
    1510-1515
    – MACD Histogram có xu hướng cắt lên (Tích cực)
    – Chỉ báo động lượng RSI tăng lên mốc 53,98 (Tích cực)
    – MFI (money flow index) tăng lên mốc 60,78 (Tích cực)

Tầm nhìn trung hạn:

  • Trend xu hướng dài hạn của Vnindex vẫn là trend tăng và chưa bị phá vỡ nên về dài
    hạn chỉ số Vnindex duy trì đà tăng trưởng đến 1550-1600 trong nửa đầu năm 2022.

III. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 07/03-11/03

  • Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế đang có những biến động mạnh, ảnh hưởng
    tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là điều không
    thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhìn nhận triển vọng trung-dài hạn của thị trường Việt Nam là
    tích cực, dựa trên cơ sở mức độ tăng trưởng kinh tế dần hồi phục theo lộ trình “mở cửa”
    của Chính phủ và việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Do đó, nhà đầu tư dài hạn vẫn
    có thể tận dụng giai đoạn lình xình trên thị trường ở thời điểm hiện tại để tích lũy thêm các cổ phiếu mục tiêu.
  • Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội “lướt sóng” ở các cổ
    phiếu đang bước vào nhịp tăng nóng trong tuần vừa qua thuộc các nhóm ngành được hưởng lợi từ căng thẳng Nga-Ukraine như: Dầu khí, Thép, Phân Bón, nguyên vật liệu,…
    Các cổ phiếu tốt, có điểm mua đẹp sẽ liên tục cập nhập lên group Phím hàng cho anh
    chị em tham khảo.

V. TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý

  1. Fed tăng lãi suất đã phản ánh vào giá, chứng khoán Việt Nam vẫn hấp dẫn nhất khu vực
  2. IMF cảnh báo căng thẳng Nga – Ukraine tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu
  3. Bộ Công Thương yêu cầu rà soát các dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện
  4. Liệu phương Tây có cấm vận nguồn cung dầu và khí đốt của Nga?
  5. Hỗ trợ lãi suất – những lo ngại tiềm tàng

Mọi chi tiết liên hệ:
Trương Chí Nhân – 093 888 2479

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments